Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Mở nhiều hội chợ giảm giá 30-50% để "đẩy" hàng tồn kho

Hàng tồn kho không được giải quyết thì kể cả lãi vay ngân hàng xuống dưới 5%/năm cũng không giúp được doanh nghiệp vì họ vay sản xuất thì chỉ để tăng hàng hóa tồn kho mà thôi.
>> Mờ dần Habubank nợ xấu - Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Habubank

Theo tôi để cấp cứu cho doanh nghiệp, vực dậy nền kinh tế thì chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu, điều trị tận gốc mới mang lại hiệu quả cao và có tính bền vững. Qua đây tôi xin đề xuất 2 giải pháp, có thể nói là "đặc trị" để giải quyết căn bệnh nền kinh tế hiện nay.

Giải pháp kích cầu tiêu dùng

Kích cầu tiêu dùng là giải pháp gián tiếp giúp cho doanh nghiệp giải phóng được hàng tồn kho. Một khi mà đẩy được hàng tồn kho đi thì doanh nghiệp mới có tiền để tiếp tục sản xuất. Giải pháp này cũng gián tiếp giúp cho ngân hàng cho vay vốn vì chỉ khi hàng tồn kho của doanh nghiệp được tiêu thụ hết thì họ mới có khả năng để tái sản xuất và mới có nhu cầu vay vốn.
Hàng tồn kho không được giải quyết thì kể cả lãi vay ngân hàng xuống dưới 5%/năm cũng không giúp được doanh nghiệp vì họ vay sản xuất thì chỉ để tăng hàng hóa tồn kho mà thôi.

Nhà nước có thể miễn thuế VAT cho các doanh nghiệp để giảm giá thành sản phẩm hay mở các hội chợ giảm giá. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp có hàng hóa bán tại hội chợ để họ có thể bán hàng với giá giảm từ 30% đến 50%. Giảm lãi suất tín dụng tiêu dùng kích thích các hộ gia đình mua sắm nhiều hơn.

Giải pháp giải quyết nợ xấu

Ở bài viết trước tôi đã đề cập đến ba biện pháp giải quyết nợ xấu, đó là: thứ nhất, NHNN sẽ bơm một lượng tiền lớn cho các ngân hàng thương mại. Thứ hai, giao cho công ty mua bán nợ của Bộ tài chính mua lại nợ xấu các ngân hàng hiện nay. Cách thứ ba, thành lập công ty mua bán nợ xấu do Chính phủ quản lý.

Giải quyết nợ xấu chính là biện pháp khơi thông luồng tín dụng, khơi thông huyết mạch của nền kinh tế. Là biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp và ngân hàng. Hiện tại nợ xấu là rào cản lớn nhất giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Doanh nghiệp rất muốn vay nhưng vì còn vướng nợ cũ chưa trả được. Ngân hàng cũng rất muốn cho doanh nghiệp vay nhưng vì chưa đòi được nợ cũ và sợ nợ xấu ngày một tăng lên.

Kích cầu tiên dùng là để giải phóng hàng tồn kho cho doanh nghiệp, kích thích sản xuất kinh doanh. Giải quyết nợ xấu (tôi ưu tiên giải pháp thành lập công ty mua bán nợ xấu) là để khơi thông tín dụng cho doanh nghiệp, khơi thông huyết mạch kinh tế, bơm thêm máu cho doanh nghiệp để phục hồi và dần đi vào ổn định.

Với “bài thuốc” đặc trị phá vỡ “khối u” sau đó tiếp thêm máu cho doanh nghiệp, cùng với các giải pháp của Chính phủ hiện nay, tôi tin rằng sức khỏe của doanh nghiệp sẽ được cải thiện rõ rệt, góp phần vực dậy nền kinh tế đang rất trì trệ như hiện nay.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét