Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Doanh nghiệp Cần Thơ kêu cứu

30% doanh nghiệp trên địa bàn đang gặp khó khăn vì hàng tồn kho tăng, nên thiếu vốn để tái đầu tư sản xuất.
>> Tầm nhìn sứ mệnh của Habubank khi Habubank nợ xấu chấm hết

Tại cuộc đối thoại giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ với đại diện hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn vào cuối tuần qua, nhiều kiến nghị giải cứu doanh nghiệp đã được đưa ra.

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Cần Thơ (CBA) cho biết, hiện có đến 30% doanh nghiệp trên địa bàn đang gặp khó khăn vì hàng hóa tồn kho tăng, nên thiếu vốn để tái đầu tư sản xuất, trong khi hạn mức tín dụng để vay vốn không còn.

Ông Võ Đông Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ cho biết, việc xét hạn mức tín dụng của các ngân hàng thiếu linh hoạt nên có những lúc doanh nghiệp cần nguồn vốn lớn hơn để mở rộng sản xuất thì không vay thêm được.

Ông Lưu Thanh Hùng, Giám đốc công ty cổ phần Nốp nhận xét, do còn nhiều ngân hàng chưa thực hiện giảm lãi suất tín dụng xuống dưới 15% một năm như chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nên nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng lợi nhuận làm ra hàng tháng không đủ trả lãi suất ngân hàng, phải “ăn” vào vốn gốc, càng ngày càng khó gượng dậy.

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ, tính đến cuối tháng 6, tổng vốn huy động trên địa bàn đạt 30.200 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái, các ngân hàng trên địa bàn có vốn, nhưng do các doanh nghiệp chưa thỏa mãn các điều kiện vay vốn, nên tổng dư nợ cho vay chỉ đạt gần 40.000 tỷ đồng, âm 2% so với đầu năm.

Theo ông Hà Hồng Ngọc, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Cần Thơ cho rằng, việc giảm lãi suất còn tùy thuộc vào “sức khỏe” của từng ngân hàng. Tuy nhiên, trong tháng 6 và nửa đầu tháng 7, nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã giảm lãi suất tín dụng xuống dưới 16% một năm cho dư nợ vay mới và cũ hơn với khoản tiền 3.000 tỷ đồng.


http://www.habubank.com.vn/ve-habubank/tam-nhin-su-menh/
Hàng tồn kho ngày một nhiều. Ảnh minh họa.


Việc giảm lãi suất xuống dưới 15% một năm đang được các ngân hàng tích cực triển khai, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ sẽ cập nhật và trong vài ngày tới sẽ báo cáo với Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ số liệu cụ thể.

Bà Trần Thị Thu, Phó chủ tịch CBA, người từng có nhiều năm làm việc ở một ngân hàng thương mại cho biết, nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay là do chưa thỏa mãn 2 điều kiện để được vay vốn là thiếu tài sản thế chấp và không có vốn tự có cho dự án sản xuất mới.

Để tháo gỡ khó khăn, CBA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng nới lỏng điều kiện vay vốn. Cụ thể, cần xem xét lại phương thức định giá tài sản thế chấp, bởi hiện mỗi ngân hàng đều có cách định giá riêng, nhưng hạn mức cho vay rất thấp. Việc xem xét định giá tài sản đúng với giá trị thực, nhằm nâng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp cũng là cách để giúp doanh nghiệp có thêm vốn sản xuất.

Kiến nghị thứ hai của CBA là đề nghị các ngân hàng xem xét cho vay dựa vào thế chấp hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp. Theo bà Thu, các ngân hàng đánh giá hình thức cho vay này rủi ro cao, nên thời gian qua, rất ít doanh nghiệp được vay theo hình thức này. Ngoài ra, đại diện CBA còn kiến nghị cho doanh nghiệptrả lãi trong vòng 30 ngày khi tới hạn mà không bị phạt lãi suất, cho vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, như may mặc, da giày, chế biến thủy sản… nhằm duy trì sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội.

Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI) nhận định, trong điều kiện khó khăn hiện nay, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu cũng làm doanh nghiệp khó giải phóng hàng tồn kho. Vì vậy, để kích thích tiêu dùng, các ngân hàng cũng nên xem xét ưu đãi lãi suất cho các khoản vay tiêu dùng.

Ông Hà Hồng Ngọc cho rằng, những kiến nghị của CBA và VCCI là rất chính đáng. “Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ sẽ tổng hợp để báo cáo cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét có giải pháp hỗ trợ”, ông Ngọc nói và cho biết, ngay tại cuộc họp, ông đã cung cấp phiếu điều tra về tình hình vay vốn của doanh nghiệp trên địa bàn cho cơ quan chức năng, để qua đó nắm được khó khăn của từng doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp tìm biện pháp tháo gỡ, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn và các ngân hàng cũng giải quyết được “tồn kho” về vốn.

Ông Ngọc cũng kiến nghị Ủy ban nhan dân thành phố Cần Thơ chỉ đạo quỹ đầu tư của thành phố triển khai việc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để đối tượng này tiếp cận được nguồn vốn vay.

Ông Võ Thành Thống, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ cho biết, Sở Công thương được giao trách nhiệm phối hợp cùng các ngành hữu quan tiến hành khảo sát trực tiếp tại các doanh nghiệp trên địa bàn, đến ngày 10/8 sẽ báo cáo với Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của doanh nghiệp để Ủy ban nhân dân thành phố tìm biện pháp hỗ trợ.

(Đầu tư)

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Khách ngoại quốc rút tiền bằng thẻ ATM giả

Chiều 6/8, Phó tổng giám đốc DongA Bank Nguyễn Quốc Toàn cho biết ngân hàng vừa phối hợp bắt giữ và bàn giao cho công an một người nước ngoài sử dụng thẻ ATM giả để rút tiền mặt.

>> Mờ dần Habubank nợ xấu - Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Habubank
Theo ông Toàn, Ngân hàng Đông Á (DongABank) phát hiện những giao dịch bất thường trên hệ thống từ hôm 4/8, sau đó đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để truy tìm. Đến khoảng 0h ngày 5/8, sau một ngày theo dõi, nhân viên ngân hàng phát hiện ra hai người nước ngoài đang sử dụng thẻ giả để rút tiền mặt tại buồng ATM của DongA Bank đặt ngay góc Trần Cao Vân - Hai Bà Trưng, quận 1, TP HCM.
"Chúng tôi đã bắt được một người, đối tượng thứ hai thì trốn thoát", ông Toàn thông tin.
Một đối tượng nước ngoài dùng thẻ ATM giả rút tiền mặt đã bị bắt giữ. Ảnh minh họa: Lệ Chi
Người bị bắt giữ khai tên là Cipriar, người Romania. Khám xét khách sạn nơi người này trú ngụ, cơ quan chức năng phát hiện nhiều thiết bị chuyên dụng dùng sao chép trái phép thông tin thẻ ATM, thiết bị làm giả thẻ và thu giữ số tiền mặt 300 triệu đồng.
Ngoài thẻ ATM của DongABank, nhóm người này còn làm giả thẻ (thanh toán và tín dụng) của 10 ngân hàng trong nước khác. Theo ông Toàn, thủ đoạn của nhóm này là dùng thiết bị chuyên dụng sao chép thông tin của chủ thẻ tại máy ATM, sau đó rút tiền. Thời gian ra tay của nhóm này thường là vào khoảng 17h hoặc nửa đêm nhằm tránh bị phát hiện.
Để hạn chế những thiệt hại do tội phạm công nghệ cao gây ra, ông Toàn khuyến cáo người sử dụng thẻ nên đề cao cảnh giác. Chẳng hạn, khi vào buồng ATM thực hiện giao dịch nên quan sát kỹ xem có những thiết bị lạ nào gắn vào máy hay không, hoặc chủ động đăng ký dịch vụ internet banking thông báo số dư qua tín nhắn điện thoai...
"Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì ngay lập tức báo tin về cho ngân hàng để kịp thời xử lý", Phó tổng giám đốc DongA Bank nói.
Lệ Chi

Mở nhiều hội chợ giảm giá 30-50% để "đẩy" hàng tồn kho

Hàng tồn kho không được giải quyết thì kể cả lãi vay ngân hàng xuống dưới 5%/năm cũng không giúp được doanh nghiệp vì họ vay sản xuất thì chỉ để tăng hàng hóa tồn kho mà thôi.
>> Mờ dần Habubank nợ xấu - Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Habubank

Theo tôi để cấp cứu cho doanh nghiệp, vực dậy nền kinh tế thì chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu, điều trị tận gốc mới mang lại hiệu quả cao và có tính bền vững. Qua đây tôi xin đề xuất 2 giải pháp, có thể nói là "đặc trị" để giải quyết căn bệnh nền kinh tế hiện nay.

Giải pháp kích cầu tiêu dùng

Kích cầu tiêu dùng là giải pháp gián tiếp giúp cho doanh nghiệp giải phóng được hàng tồn kho. Một khi mà đẩy được hàng tồn kho đi thì doanh nghiệp mới có tiền để tiếp tục sản xuất. Giải pháp này cũng gián tiếp giúp cho ngân hàng cho vay vốn vì chỉ khi hàng tồn kho của doanh nghiệp được tiêu thụ hết thì họ mới có khả năng để tái sản xuất và mới có nhu cầu vay vốn.
Hàng tồn kho không được giải quyết thì kể cả lãi vay ngân hàng xuống dưới 5%/năm cũng không giúp được doanh nghiệp vì họ vay sản xuất thì chỉ để tăng hàng hóa tồn kho mà thôi.

Nhà nước có thể miễn thuế VAT cho các doanh nghiệp để giảm giá thành sản phẩm hay mở các hội chợ giảm giá. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp có hàng hóa bán tại hội chợ để họ có thể bán hàng với giá giảm từ 30% đến 50%. Giảm lãi suất tín dụng tiêu dùng kích thích các hộ gia đình mua sắm nhiều hơn.

Giải pháp giải quyết nợ xấu

Ở bài viết trước tôi đã đề cập đến ba biện pháp giải quyết nợ xấu, đó là: thứ nhất, NHNN sẽ bơm một lượng tiền lớn cho các ngân hàng thương mại. Thứ hai, giao cho công ty mua bán nợ của Bộ tài chính mua lại nợ xấu các ngân hàng hiện nay. Cách thứ ba, thành lập công ty mua bán nợ xấu do Chính phủ quản lý.

Giải quyết nợ xấu chính là biện pháp khơi thông luồng tín dụng, khơi thông huyết mạch của nền kinh tế. Là biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp và ngân hàng. Hiện tại nợ xấu là rào cản lớn nhất giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Doanh nghiệp rất muốn vay nhưng vì còn vướng nợ cũ chưa trả được. Ngân hàng cũng rất muốn cho doanh nghiệp vay nhưng vì chưa đòi được nợ cũ và sợ nợ xấu ngày một tăng lên.

Kích cầu tiên dùng là để giải phóng hàng tồn kho cho doanh nghiệp, kích thích sản xuất kinh doanh. Giải quyết nợ xấu (tôi ưu tiên giải pháp thành lập công ty mua bán nợ xấu) là để khơi thông tín dụng cho doanh nghiệp, khơi thông huyết mạch kinh tế, bơm thêm máu cho doanh nghiệp để phục hồi và dần đi vào ổn định.

Với “bài thuốc” đặc trị phá vỡ “khối u” sau đó tiếp thêm máu cho doanh nghiệp, cùng với các giải pháp của Chính phủ hiện nay, tôi tin rằng sức khỏe của doanh nghiệp sẽ được cải thiện rõ rệt, góp phần vực dậy nền kinh tế đang rất trì trệ như hiện nay.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh

'Không bán rẻ ngân hàng cho nước ngoài'

“Cần phải làm cho hệ thống ngân hàng vững mạnh, để buộc doanh nghiệp nước ngoài có mua lại, cũng phải mua với giá hợp lý", Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy, Ngân hàng Nhà nước sẽ kêu gọi sự tham gia của “khối ngoại” trong việc tham gia thị trường mua bán nợ ngân hàng, cũng như tăng cổ phần sở hữu tại các ngân hàng trong nước. Trong khi đó, khối ngân hàng nước ngoài vẫn đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
Ông Louis Taylor, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Bank Việt Nam khẳng định: “Không có câu trả lời dễ dàng cho việc giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, tôi ủng hộ việc cho phép tăng sở hữu của ngân hàng nước ngoài tại các ngân hàng trong nước. Đây là cách nhanh nhất để gia tăng dòng vốn mới vào hệ thống ngân hàng. Đồng thời, việc làm này là cách nhanh nhất để áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro với các ngân hàng trong nước. Điều này sẽ giúp Chính phủ nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra”.
Ảnh
Ảnh: Hoàng Hà
Ông Trần Anh Vượng, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội cũng nhận định, hiện nhiều tập đoàn châu Âu muốn đổ vốn vào châu Á. Vì vậy, nếu Việt Nam tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, thì sẽ huy động được lượng vốn lớn vào lĩnh vực này.
Lãnh đạo nhiều ngân hàng nước ngoài cũng cho rằng, thị trường ngân hàng vẫn là lĩnh vực hấp dẫn đầu tư. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn đang đứng quan sát và chờ động thái của Chính phủ. Nếu “room” sở hữu cổ phần của các ngân hàng ngoại không thay đổi, việc đầu tư của các ngân hàng nước ngoài tại thời điểm này là rất mạo hiểm. Đề án Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 đã cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài mua lại, sáp nhập và tăng giới hạn sở hữu cổ phần tại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém được cơ cấu lại trong nước. Song đến nay, giải pháp này hầu như chưa được tính đến.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhận định: “Trong bối cảnh nguồn vốn trong nước gần như cạn kiệt, rất cần cơ chế để tăng luồng vốn ngoại đầu tư vào ngân hàng trong nước. Cụ thể, để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực ngân hàng, tỷ lệ này cần tăng lên khoảng 40%. Trong tương lai, khi sức khỏe của hệ thống ngân hàng ổn định, cần mở cửa hoàn toàn lĩnh vực ngân hàng”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định: “Tăng giới hạn sở hữu cổ phần của ngân hàng nước ngoài là giải pháp đặt ra trong Đề án Tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, nếu chúng ta không làm khéo, quyền lợi của quốc gia sẽ không được đảm bảo”.
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, nền kinh tế trong nước đang rơi vào tình cảnh khó khăn nhất, đồng nghĩa với việc cổ phiếu ngân hàng bị định giá rất thấp. Vì vậy, nếu mở “room”, không loại trừ việc các ngân hàng ngoại sẽ ồ ạt mua lại các nhà băng trong nước. Và khi nền kinh tế hồi phục, hệ thống ngân hàng đã nằm trong tay khối ngoại, doanh nghiệp trong nước có tiền cũng không thể mua lại. Nói cách khác, nếu bán ngân hàng lúc này là bán với “tiền lẻ”, trong khi lẽ ra có thể bán với “tiền tấn”.
“Cần phải làm cho hệ thống ngân hàng vững mạnh, để buộc doanh nghiệp nước ngoài có mua lại, cũng phải mua với giá hợp lý, không phải mua với tiền lẻ mà phải mua với giá ‘tiền tấn’. Như vậy, sẽ đảm bảo được quyền lợi của nhà đầu tư trong nước và buộc nước ngoài mua cổ phiếu với giá hợp lý”, Thống đốc nói.
TS. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia tin tưởng, Việt Nam có thể thực hiện việc tái cấu trúc lĩnh vực ngân hàng, mà không phải phụ thuộc vào các nguồn vốn từ bên ngoài.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh quản trị của các ngân hàng yếu kém như hiện nay, việc tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của các ngân hàng nước ngoài với nhà băng trong nước phải thận trọng, vì các ngân hàng này có thể chi phối hoàn toàn ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, với những trường hợp quá yếu kém mà không có nguồn lực tái cấu trúc trong nước, Ngân hàng Nhà nước nên bán lại cho nước ngoài hơn là “hà hơi thổi ngạt” cho những ngân hàng này.
Đầu tư